Kỹ thuật

HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BẰNG SẢN PHẨM ĐIỀN TRANG NEMA

I. Đặt vấn đề

      Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil và đặc biêt sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Mỗi năm, hàng triệu tấn cà phê được xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á và Châu Âu. Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA sản lượng niên vụ 2015/16 1.735.800 tấn (28.930 nghìn bao*), niên vụ 2016/2017 giảm mạnh 1.560.000 tấn (26.000 nghìn bao) và niên vụ 2017/2018 tăng lên 1.716.000 tấn (28.600 nghìn bao). Cây cà phê phát triển nhanh về diện tích, sản lượng đem lại lợi ích to lớn cho nhà nông tuy nhiên tình trạng này kéo theo dịch bệnh hại trên cây cà phê cũng tăng theo. Đặc biệt bệnh vàng lá, thối rễ dẫn đến cây sinh trưởng kém và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chết cây, do sự xuất hiện mật số cao tuyến trùng gây hại trong đất kết hợp với nấm rễ. Qua nghiên cứu nhiều năm của Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Điền Trang đã đưa ra được các biện pháp kiểm soát hiệu quả tuyến trùng trong sản xuất cà phê bền vững. (* 60kg/ bao)

Nguồn: The report contains assessments of commodity and trade issues made by USDA staff and not necessarily statements of official U.S government policy, May 2017.

 

II. Triệu chứng cây cà phê bị tuyến trùng tấn công 

     Bệnh thường xuất hiện trên vườn cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và cả kinh doanh. Đối với giai đoạn kiến thiết tuyến trùng xâm nhiễm gây hỏng rễ tơ hoặc đứt rễ cọc, có thân cây yếu nên dễ dàng bị nhổ bật bằng tay, lá chuyển sang vàng, nâu hoặc héo. Nếu mật số tuyến trùng cao có thể dẫn đến chết cây nhanh chóng. Giai đoạn cây kinh doanh hệ thống rễ nhiều nên triệu chứng lá vàng, héo và chết chậm hơn 

 

 

 

 

III. Tuyến trùng là gì ? Cơ chế gây hại của tuyến trùng trên cây cà phê

     Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiền vi. Tuyến trùng ký sinh thực vật được xem là yếu tố hạn chế chính trong sản xuất cà phê và tổn thất cà phê trên toàn thế giới đã được ước tính khoảng 15% (Campos & Villain, 2005). Một số loài tuyến trùng ký sinh thực vật gây ảnh hưởng chính đến cây cà phê là Meloidogyne spp. và Pratylenchus spp. (Villain và cộng sự, 2000; Barbosa và cộng sự, 2004).

     Tuyến trùng đẻ trứng, một con có thể đẻ từ 1 đến 1000 trứng. Từ giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và tuổi trưởng thành. Và ở bất kỳ gian đoạn nào trong quá trình phát triển chúng đều có khả năng phá hoại bộ rễ. Tuyến trùng sử dụng vũ khí lợi hại là kim hút để chích phá các mô rễ, hút các chất dinh dưỡng và nước từ rễ đồng thời tạo các vết thương hở tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các loại nấm bệnh khác. Từ những tác động trên rễ bị thối nhũng, sưng u, tổn thương không thể thực hiện tốt chức năng dẫn nước và chất dinh dưỡng để nuôi sống cả cây. Dẫn tới cây có biểu hiện vàng lá, héo lá, còi cọc và cuối cùng là cây chết. Để hiểu rõ hơn về tuyến trùng tham khảo thêm đường link bên dưới:

 https://phanbondientrang.vn/cong-nghe/tuyen-trung-tren-thanh-long-p2-396.html

 Hình 3. A. Con tuyến trùng B. Trứng tuyến trùng C. Ấu trùng tuổi 1

 

 IV. Mật số tuyến trùng trong vườn cà phê

      Vào tháng 5/2005 một cuộc điều tra tuyến trùng gây hại trên các vườn cà phê ở 15 địa phương của 7 tỉnh sản xuất cà phê Việt Nam đã được tiến hành bởi Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật Việt Nam, Đơn vị Sinh thái khoa Sinh học Đại học Ghent Bỉ, Viện kỹ thuật khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk, Việt Nam, Viện nghiên cứu nông nghiệp và thủy sản Burg Bỉ, Phòng thí nghiệm đại học Ghent Bỉ. Kết quả điều tra cho thấy tuyến trùng ký sinh thực vật được phát hiện trong 327 mẫu trong số 375 mẫu đất và rễ với sự xuất hiện của 21 loài tuyến trùng ký sinh thực vật thuộc 14 chi. Tuyến trùng được ghi nhận từ các mẫu đất chủ yếu là các loài nội ký sinh R.reniformisMeloidogyne spp., P. coffeae và R.arabocoffeae và những loài khác.

Bảng 1. Tần suất xuất hiện của ba loài ưu thế (%) và mật độ tuyến trùng trung bình trong 5g rễ cây cà phê từ 15 địa phương ở Việt Nam.

 Nguồn: Phap Q. Trinh, Eduardo de la Peña, Chau N. Nguyen, Hoa X. Nguyen and Maurice Moens, Plant-parasitic nematodes associated with coffee in Vietnam, Russian Journal of Nematology, 2009, 17 (1), 73 - 82

  

 Hình 4. Tuyến trùng trên cây cà phê B. Pratylenchus spp, A. Meloigogyne spp.

 

V. Kiểm soát tuyến trùng theo hướng sinh học

      Kiểm soát tuyến trùng bằng sinh học mang lại hiệu quả đồng thời giúp vườn cây bảo vệ mật số vi sinh vật có lợi trong đất, môi trường không bị ô nhiễm, nông sản không dư lượng hóa chất độc hại. Sử dụng hoạt chất sinh học có trong cây Neem Ấn Độ và Điền Trang Nema với sự hiện diện của chủng Trichoderma sp. và Paecilomyces spp.

 Điền Trang-Neem cung cấp vi sinh vật có ích giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Đặc biệt Điền Trang-Neem chứa hàm lượng Azadirachtin bảo vệ cây trồng chống lại tuyến trùng ký sinh. Ngoài ra với hàm lượng hữu cơ cao sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật đất có lợi.

Điền Trang-Nema có Trichoderma sp. có tiềm năng ký sinh lên trứng của loài tuyến trùng gây u sưng rễ (root-knot nematode) và các loài tuyến trùng ký sinh thực vật khác do sự gia tăng hoạt tính của chitinase ngoại bào. Hệ sợi nấm của Trichoderma ký sinh lên trứng và ấu trùng bằng cách phân giải lớp chitin thông qua hoạt động của enzyme và xâm nhập vào trứng và lớp biểu bì của ấu trùng tuyến trùngPaecilomyces spp. xâm nhập vào trứng và phát triển từ bên trong lẫn trên bề mặt trứng phá hủy ấu trùng bên trong trứng. Paecilomyces sản xuất kháng sinh (leucinostatin và lilacin…) enzyme (protease và chitinase) gây ra sự thoái hóa của vỏ trứng và ức chế sự nở trứng tuyến trùng.

Hình 5. Nấm ký sinh lên trứng tuyến trùng A. Trichoderma sp. B. Paecilomyces spp. (Santhosh J. Eapen *, B. Beena, K.V. Ramana, Tropical soil microflora of spice-based cropping systems as potential antagonists of root-knot nematodes, 25 February 2005)

      Kiểm soát tuyến trùng theo hướng sinh học cùng với sản phẩm Điền Trang-Nema đã được kiểm chứng vô cùng hiệu quả do Trung tâm Công nghệ sinh học Điền Trang phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. Thử nghiệm như sau:

 Các công thức gồm:

 + CT1: Điền Trang-Nema (0.25%)

 + CT2: Tervigo 020 SC (0.3%)

 + CT3: Vimoca 20 EC (0.15%)

 + CT4: Đối chứng (Không xử lý)

Bảng 2. Mật độ tuyến trùng trong 100g đất và 5g rễ

     Với công thức xử lý Điền Trang-Nema trong giai đoạn vườn ươm cây cà phê đều hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng. Trong đó, xử lý Điền Trang-Nema đạt tỷ lệ xuất vườn đạt 88.5%, Vimoca 20 EC 88.2%, Tervigo 020 SC 90% (Hiện tại thuốc hóa học Vimoca đã cấm sử dụng).

Nguồn:https://wasi.org.vn/nghien-cuu-mot-so-bien-phap-xu-ly-tuyen-trung-cho-cay-ca-phe-voi-trong-giai-doan-vuon-uom/

 

VI. Kết luận

     Vườn cà phê do tuyến trùng ký sinh thực vật tấn công với các triệu chứng héo, vàng lá, cây còi cọc thường dễ nhầm lẫn với thiếu nước, dinh dưỡng. Vì vậy cần chú ý khi nước tưới, bón phân đầy đủ nhưng vẫn thấy cây thiếu sức sống, đào rễ thấy mạch rễ thối đen, u sưng hãy nghĩ ngay đến tên sát thủ giấu mặt tuyến trùng. Chúng luôn tồn tại trong đất chỉ đợi điều kiện thuận lợi để bùng phát. Do đó, nhà nông luôn có biện pháp phòng trước kiểm soát mật số tuyến trùng ở mức thấp nhất có thể để không gây hại cho vườn cây.

     Giải pháp kiểm soát tuyến trùng gây hại theo hướng hữu cơ sinh học bền vững cùng với Điền Trang-Nema và Điền Trang-Neem mang lại hiệu quả vượt bậc. Sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi sản phẩm giúp ức chế sự phát triển của tuyến trùng nhờ hoạt chất sinh học Azadirachtin của Neem đồng thời cung cấp hữu cơ dễ tiêu, nguồn vi sinh vật có lợi TrichodermaBacillusPaecilomyces trong Điền Trang-Nema bảo vệ bộ rễ và tăng sức đề kháng cho cây trồng. Ứng dụng biện pháp sinh học trong quản lý bệnh hại trên cà phê nhằm  hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững lâu dài để cung cấp nông sản sạch đạt chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu qua các thị trường khó tính trên thế giới.

 

Tài liệu tham khảo: 

 1. Santhosh J. Eapen *, B. Beena, K.V. Ramana, Tropical soil microflora of spice-based cropping systems as potential antagonists of root-knot nematodes, 25 February 2005.

 2. Phap Q. Trinh, Eduardo de la Peña, Chau N. Nguyen, Hoa X. Nguyen and Maurice Moens, Plant-parasitic nematodes associated with coffee in Vietnam, Russian Journal of Nematology, 2009, 17 (1), 73 - 82.

 3. Philippe Rolshausen and Nguyen Anh Dzung, A collaborative blog by UC farm advisors and specialists in subtropical horticulture in California.

 4. Nathaniel A. Mitkowski and George S. Abawi,  Root-knot nematodes, 2003, www.apsnet.org.

 5. Scot Nelson, Donald Schmitt and Virginia Easton Smith, Managing Coffee Nematode Decline, Oct. 2002 PD-23.

 6. Orisajo, S. B., Fademi, O. A, Plant-parasitic nematodes associated with coffee in nigeria, Plant Pathology Section, Crop Protection Division, Cocoa Research Institute of Nigeria, P.M.B. 5244, Ibadan, Nigeria, I.J.S.N., VOL. 3(4) 2012: 768-772.

 7. Tarique Hassan Askary and Paulo Roberto Pala Martinelli, Biocontrol Agents of Phytonematodes, March  2015.

 8. Lê Văn Bốn, Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Đình Thoảng và cộng sự, Nghiên cứu một số biện pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê vối trong giai đoạn vườn ươm, 09/08/2017.

Kỹ sư Nguyễn Thị Kim Duyên - Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Điền Trang

Facebook