Kỹ thuật

RỆP SÁP LÀ GÌ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP

I. GIỚI THIỆU

Rệp sáp hay còn được gọi là rệp sáp hại cam quýt (Danh pháp khoa họcPlanococcus citri) một loài rệp thuộc bộ Hemiptera, họ Pseudococcidae, chi Planococcus, loài P.citri có nguồn gốc từ châu Á. Hiện nay, rệp sáp được biết đến như một loài dịch hại nông nghiệp. Chúng đã có mặt và gây hại hầu hết ở các châu lục như Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại Dương.

 

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ VÒNG ĐỜI CỦA RỆP SÁP

Rệp sáp cái trưởng thành dài 2,5 - 4 mm và chiều rộng 2 - 3 mm, không có cánh. Thân hình bầu dục, mềm và được bao phủ bởi một lớp sáp mịn. Do đó, phần thân có màu vàng nhạt đến hồng và một sọc dọc trên cơ thể. Chúng có 18 cặp que sáp tương đối ngắn bao quanh rìa cơ thể và hai sợi đuôi dài phía trên đầu. Hai sợi đuôi luôn ngắn hơn 20% chiều dài cơ thể. Từ khi trứng nhỏ đến nhộng và thành rệp vòng đời của rệp cái khoảng 115 ngày.

Rệp đực có kích thước nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt, có hai đôi cánh và hai sợi đuôi dài. Vòng đời của rệp đực cũng ngắn hơn rệp cái, chỉ khoảng 27 ngày. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là thụ tinh cho các con rệp cái. Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 trứng. Sau khi trứng đẻ xong, con cái sẽ teo tóp và chết. Những con rệp mới sinh ra chúng sẽ tìm kiếm nơi kiếm ăn mới và có khả năng di chuyển nhanh nhẹn trên cây. Rệp đực mới sinh bám chặt vào cây, trong khi rệp cái vẫn di chuyển trong suốt quá trình phát triển của chúng. Một thời gian sau, rệp đực mới nở phát triển nhanh hơn có màu nâu sẫm bên trong một cái kén bông màu trắng. Con cái ít thay đổi về hình thức, sau khi trải qua 2 giai đoạn thì chúng trưởng thành về mặt giới tính. Ngay sau khi trưởng thành, con cái bắt đầu tiết ra pheromone giới tính để thu hút con đực và con đực thường chỉ bay vào sáng sớm.

II.1 TRIỆU CHỨNG CÂY BỊ RỆP SÁP TẤN CÔNG

Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là rễ, tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng, úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.

Khi tấn công lá non, rệp sáp khiến lá non vàng và quăn, cây phát triển còi cọc và rụng quả sớm. Các lá già ít có khuynh hướng bị biến dạng hơn

II.2 RỆP SÁP GÂY HẠI CÂY TRỒNG THEO NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU

Rệp sáp tiết dịch ngọt trong khi hút nhựa cây, làm cây phát triển còi cọc, biến dạng, vàng lá và đôi khi dẫn đến rụng lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Dịch ngọt khiến các mô trên cây trở nên nhớt dính và dễ bị các loại vi khuẩn và nấm mốc gây nhập. Khi bị rệp sáp tấn công, quả có thể biến dạng hoặc bị dịch sáp của rệp bao phủ toàn bộ. Bị dịch ngọt của rệp thu hút, kiến có thể tìm đến và góp phần giúp rệp lây lan sang các cây khác làm giảm năng suất cây trồng

 

 

 

 

 

 

 

III. BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ RỆP SÁP

III.1 SỬ DỤNG THIÊN ĐỊCH ĐỂ PHÒNG TRỪ RỆP SÁP

Rệp sáp có một số kẻ thù tự nhiên và những loài côn trùng này kiểm soát rệp rất hiệu quả. Thu hút những con bọ có ích như bọ rùa, bọ cánh đen, kiến vàng đến vườn của bạn là một cách để phòng trừ rệp sáp hại cây. 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.2 SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

Sử dụng các sản phẩm tự nhiên tự chế như xà phòng, dầu ăn, cồn, nước tỏi, gừng, ớt...hoặc sử dụng các sản phẩm đã kết hợp sẵn như Neem Chili

NEEM CHILI là sản phẩm sinh học được kết hợp hoàn hảo 3 trong 1 các hoạt chất được chiết xuất từ thảo mộc thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Kiểm soát hiệu quả các loại rệp sáp, rầy mềm, bọ trĩ, nhện đỏ và các loài sâu ăn lá (sâu ăn lá, sâu xanh, sâu khoang…), tuyến trùng...

III.3 SỬ DỤNG VI SINH TRỪ SÂU

  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh có chứa các chủng vi sinh như: Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericusBeauveria bassiana , nấm xanh, nấm trắng …chúng là vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi. Chúng có khả năng ức chế, xua đuổi và ngăn chặn sự xâm hại, phát triển của nhiều loại sâu bệnh.
  • Để phòng ngừa và hạn chế rệp sáp tấn công nên cắt tỉa, tạo tán để vườn được thông thoáng sau mỗi lần thu hoạch và trước khi ra đợt trái mới. 
  • Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.
  • Tưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục. Xử lý bằng vòi nước nhiều lần khi cần cũng là biện pháp tốt trong điều kiện bị nhiễm nhẹ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.koppert.com/challenges/mealybugs-and-scales/citrus-mealybug/

https://en.wikipedia.org/wiki/Planococcus_citri

 

Facebook