Kỹ thuật

BỆNH BẠC LÁ LÚA (Bacterial leaf blight disease)

Bạc lá còn gọi là bệnh cháy bìa lá lúa (Bacterial leaf blight disease) là một bệnh trên lúa, do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra làm cho cây con bị héo, vàng và khô lá. Bạc lá là một trong những bệnh nhiệt đới điển hình gây hại đối với nhiều vùng trồng lúa trên khắp thế giới. Bệnh có thể gây thiệt hại năng suất lúa đến 50%

Vi khuẩn gây bệnh Xanthomonas oryzae

Vi khuẩn nhuộm màu gram âm, hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi, kích thước 1- 2 x 0,5-0,9µm, sống trên môi trường có khuẩn lạc hình tròn, màu vàng sáp, rìa nhẵn, không có khả năng khử NO3, không có dịch hoá gelatin, không tạo ra NH3 và indol, có khả năng tạo H2S.

Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng 26 – 30oC, tối thiểu 0 – 5oC, tối đa 40oC; gây chết ở 53oC trong 10 phút. Vi khuẩn sống trong môi trường có pH 5,7 – 8,5, thích hợp nhất ở pH 6,8 – 7,2.

Nguồn gây bệnh:

Nguồn gây bệnh bạc tồn tại chủ yếu trên một số cỏ dại họ hoà thảo (cỏ dại là ký chủ phụ của vi khuẩn gây bệnh), tàn dư rơm rạ của cây bệnh, lúa chétcỏ môicỏ lồng vựccỏ gừng bò.... Và có khả năng phát triển mạnh nhất ở những gốc cây bị nhiễm bệnh và các giống lúa mẫn cảm khi bón nhiều đạm. Nó có thể xảy ra ở cả môi trường nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là ở các vùng đất thấp được tưới tiêu và có mưa. Bệnh ưa nhiệt độ ở 25-34°C, với độ ẩm tương đối trên 70%

Biểu hiện bệnh

Lúa nhiễm bệnh có 3 triệu chứng điển hình là: bạc lá, vàng nhợt, héo xanh (còn được gọi là Kresek). Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cây trên ruộng từ sau đẻ - trỗ, chín sữa.

Trên cây con, lá bị nhiễm bệnh chuyển sang màu xanh xám và cuộn lại, mút lá hoặc mép lá với những vết dài ngắn khác nhau màu xanh vàng rồi nâu bạc, lá dễ bị khô. Khi bệnh phát triển nặng, lá chuyển sang màu vàng rơm và héo, dẫn đến toàn bộ cây con bị khô và chết.

 

Trên cây già, vết bệnh thường phát triển thành các sọc màu vàng cam ngấm nước trên phiến lá, ngọn lá hoặc trên các bộ phận bị thương cơ học của lá. Vết bệnh có rìa gợn sóng và tiến dần về phía gốc lá

Triệu chứng trên lá lúa:

  • Xuất hiện vết bệnh ở mép lá, mút lá lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính, một số ít trường hợp vết bệnh bắt đầu ở ngay giữa phiến lá.
  • Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng hoặc thẳng; mô bệnh xanh tái vàng lục và cuối cùng cháy khô có màu nâu xám.
  • Ranh giới giữa mô bệnh với mô lành trên phiến lá rất rõ rệt, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng hoặc không vàng; hoặc chỉ một đường viền màu nâu sẫm, đứt quãng hay không đứt quãng.

 

Biện pháp quản lí và phòng trừ

 

Biện pháp cơ học

Sử dụng giống lúa có khả năng chống chịu bệnh

Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Loại bỏ ký chủ cỏ dại và cày xới dưới gốc rạ, rơm rạ những vật chủ này có thể đóng vai trò là vật chủ của vi khuẩn

Để khô ruộng bỏ hoang để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh trong đất và tàn dư thực vật

Đảm bảo thoát nước tốt cho ruộng (đối với các vụ ngập úng thông thường) và vườn ươm

Biện pháp hóa học

Khi các diện tích lúa chớm xuất hiện bệnh, bà con sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có chứa các hoạt chất Bismerthiazol, Copper hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiazole zinc, Thiodiazole copper,… để phun.

Giai đoạn lúa đòng – trổ – chín, bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết tiến hành phun trước và sau mưa giông bằng các thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất nêu trên theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì để ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng.

Biện pháp sinh học

Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng (nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học: CHẤT BÁM DÍNH SINH HỌC NEEM CHITOSAN, CHẤT BÁM DÍNH SINH HỌC NEEM CHILI, PHÂN VI SINH META – BT, PHÂN VI SINH TRICHODERMA

 

 

 

Facebook