Kỹ thuật

BỆNH ĐẠO ÔN LÚA (Rice blast disease Oryza sativa)

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae và nấm Pyricularia grisea gây ra, là một bệnh rất quan trọng ở nhiều vùng trồng lúa ở Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực

Đặc điểm nấm gây bệnh Pyricularia oryzae và Pyricularia grisea

Loài nấm này được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nhưng hiện đã phân bố ở các vùng nhiệt đới và ấm hơn trên khắp thế giới. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát từ 24 – 280C, độ ẩm cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch bệnh. Bào tử của nấm rất nhỏ, có hình thoi với chiều dài khoảng 25-30 µm, có thể phát tán và bay cao đế 24m, thậm chí đến 10,000m để lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Bào tử xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố Pyricularin gây độc cho cây. Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa rày – lúa chét.

Triệu chứng bệnh

Vết bệnh ban đầu mới xuất hiện có màu trắng chuyển dần thành màu nâu nhỏ bằng đầu kim. Vết bệnh nhanh chóng lan rộng, có hình thoi màu nâu nhạt, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, vòng ngoài cũng có màu nâu vàng nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành những vết lớn làm cho lá bị cháy (gọi là bệnh cháy lá). Nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, từ đó làm cho bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục.

Trên giống nhiễm, các vết bệnh rất to có thể dài đến 1,5cm thường liên kết với nhau tạo thành mãng cháy khô trên lá. Trên giống kháng, các vết bệnh thường rất nhỏ, bằng đầu kim màu nâu, rất dễ nhầm lẫn với vết bệnh đốm nâu mới phát triển

Biện pháp quản lý và phòng trừ tổng hợp

Biện pháp cơ học

Dọn sạch tàn dư rơm rạ.

Không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và trước sau trỗ. Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên bón theo bảng so màu lá lúa để cây lúa luôn khỏe mạnh, không bị tốt lốp, có sức chống đỡ với bệnh.

Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời. Nếu phát hiện có bệnh, mà thời tiết đang phù hợp cho bệnh (trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc trời có mưa nhỏ xen kẽ, ban ngày trời âm u ít nắng…) thì phải ngưng bón đạm, không để ruộng bị khô nước và tiến hành phun xịt thuốc kịp thời.

Biện pháp hóa học

Dùng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Tricyclazole, Fenoxanil, Isoprothiolane theo nguyên tắc 4 đúng và phun khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng.

Biện pháp sinh học

Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng (nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học: CHẤT BÁM DÍNH SINH HỌC NEEM CHITOSAN, CHẤT BÁM DÍNH SINH HỌC NEEM CHILI, PHÂN VI SINH META – BT, PHÂN VI SINH TRICHODERMA

Facebook