Kỹ thuật

NEEM CHILI LÀ GÌ VÀ CÔNG DỤNG CỦA NEEM CHILI

Với xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ - sạch, an toàn và chất lượng như hiện nay thì thói quen sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh hóa học với ưu điểm: hiệu quả cao, tức thời, tác dụng nhanh,… nhưng lại gây độc cho người sử dụng, ô nhiễm môi trường, tồn dư lên hoa quả và khả năng kháng thuốc cao khi sử dụng thường xuyên đang dần được thay thế bằng các hoạt chất sinh học hiệu quả, thân thiện, an toàn cho người sử dụng.

Hiểu được mong muốn của nhà nông, Điền Trang đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản phẩm NEEM CHILI chứa hoạt chất sinh học trong kiểm soát côn trùng, tuyến trùng, vi khuẩn và nấm bệnh gây hại trên cây trồng.

 

I. THÀNH PHẦN NEEM CHILI:

Chế phẩm sinh học kết hợp hoàn hảo các Tinh dầu thảo mộc kiểm soát côn trùng gây hại: 

Chili
                           Hình 1: 02 mẫu sản phẩm Neem Chili
+ Chili Oil chứa Capsaicin

+ Neem Oil chứa Azadirachtin

+ Chất bám dính sinh học

II. CÔNG DỤNG NEEM CHILI:

1. Công dụng Chili Oil:

+ Diệt rệp sáp

Diệt rầy mềm

Diệt rệp vảy

+ Diệt sâu bọ

+ Diệt nhện đỏ

+ Diệt bọ trĩ

2. Công dụng Neem Oil:

+ Diệt nhện đỏ

+ Diệt bọ trĩ

+ Kiểm soát tuyến trùng

+ Xua đuổi côn trùng

3. Công dụng chất Bám dính:

+ Tăng độ lan trải

+ Tăng hiệu quả nông dược

+ Tăng hiệu quả phân bón lá

+ Tăng hiệu quả phân vi sinh

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NEEM CHILI:

Phù hợp các giai đoạn và các loại cây trồng

1. Phun đều 2 mặt lá và tán cây:

Pha 15ml (3 nắp)/ bình 20L nước (150ml/200L nước)

2. Tưới gốc:

Pha 500ml/400L nước: Phun/tưới định kỳ 10 - 15 ngày/lần hoặc phun theo kỳ phun thuốc.

* Hòa chung phân bón lá và nông dược để đạt hiệu quả cao. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Lưu ý:

Phun 3-5 ngày liên tục khi sâu, rầy, bệnh hại xuất hiện nhiều.

Lắc đều trước khi sử dụng

Đeo kính, khẩu trang, gang tay khi sử dụng.

 


 

I. SƠ LƯỢC VỀ LOÀI RỆP SÁP:

+ Tên khoa học: Pseudococcus spp.

- Đặc điểm sinh sản của rệp sáp:

- Rệp sáp sinh sản rất nhanh, sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính.

- Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ (khoảng 300 - 400 trứng), tỷ lệ nở của trứng khá cao (trên 80%)

- Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 - 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngưng đẻ và chết là khoảng 20 - 30 ngày.

+ Điều kiện phát triển của rệp sáp Pseudococcus spp.

- Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm hoặc vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô.

vong doi rep sap
Hình 2: Vòng đời Rệp Sáp

II. TÁC HẠI CỦA RỆP SÁP LÊN CÂY TRỒNG:

- Phổ gây hại rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng.

- Chủ yếu gây hại ở đọt non, lá non, cành non, hoa, trái và rễ cây.

Tác hại rệp sáp


 

I. SƠ LƯỢC VỀ LOÀI RẦY MỀM:

+ Tên khoa học: Aphis gossypii

- Đặc điểm sinh sản của rầy mềm:

- Rầy mềm có thể sinh sản đơn tính và lưỡng tính. Vòng đời rầy mềm trung bình từ 11-13 ngày.

- Rầy cái đơn tính đảm nhận chức năng sinh sản là chính. Chúng đẻ con chứ không đẻ trứng. Do đó gia tăng dân số rất nhanh.

- Rầy có cánh chỉ xuất hiện khi mật độ rầy lớn và cạn kiệt nguồn thức ăn. Chúng sẽ bắt cặp và di chuyển để tìm thức ăn, sinh sản tạo quần thể mới để duy trì nòi giống.

Rầy mềm
Hình 4: Rầy mềm & dòng đời sinh sản
Facebook