Kỹ thuật

TUYẾN TRÙNG TRÊN THANH LONG - P1

A/ BỆNH THỐI RỄ KHÔ CÀNH TRÊN THANH LONG

I. Tình hình thanh long Việt Nam

 

                                                                                  Hình 1. Vườn thanh long vùng Long An

Thanh long là loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả chủ lực và là một trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, toàn quốc có 32 tỉnh thành trồng thanh long. Diện tích trồng thanh long tại Việt Nam hiện khoảng 37.000 ha. Trong đó, Bình Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 27.000 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 500.000 tấn (chiếm 80% sản lượng thanh long cả nước). Hiện thanh long Bình Thuận xuất khẩu vào 15 thị trường các nước. Trong đó, chủ lực là châu Á (chiếm 84%), châu Âu (khoảng 14%) còn lại là châu Mỹ. Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc… Sản xuất Thanh Long mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác và nâng thu nhập cho người nông dân. Vài năm gần đây, nhờ chính sách xúc tiến thương mại, thanh long Bình Thuận bắt đầu xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường khó tính hơn như Australia…

(Nguồn baomoi.com 12/09/2017)

 

II. Bệnh khô cành thối rễ trên thanh long

                                                                                Hình 2. Vườn thanh long bị bệnh

Trước tình hình dịch bệnh thối rễ, khô cành trên thanh long Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Điền Trang đã tiến hành thu mẫu bệnh và khảo sát nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt mẫu bệnh xuất hiện nhiều tuyến trùng vì vậy việc khảo sát mật số Tuyến Trùng tại các vườn bệnh ở tỉnh Bình Thuận và Long An được thực hiện. 

 

III. Khảo sát mật số Tuyến Trùng trong đất

Số vườn: chọn 5 vườn có triệu chứng bệnh/tỉnh

Số mẫu: 5 mẫu/vườn

Bảng 1: Mật số Tuyến Trùng tại một số vườn thanh long vùng Bình Thuận

 Vườn                                                     Tình trạng                   Mật số (số con/100g đất)        
Thôn 3, Tân Phước, Hàm Tân, Bình Thuận Vàng, khô nhánh, rễ khô, thối          2040
Thôn Minh Thành, Hàm Minh, Hàm Thuận Nam           Héo cành, chết cây 2320
Xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam Khô cành 640
Thôn Lập Sơn, Xã Tân Lập,
Hàm Thuận Nam
Héo cành 1300
Thôn Lập Sơn, Xã Tân Lập,
Hàm Thuận Nam
Khô cành 660

 

 

                                               Hình 3. Vườn thanh long bị khô cành, tóp cành vùng Bình Thuận

 

                                                           Hình 4.  Rễ thanh long bị nhiễm Tuyến Trùng

                                           Mẫu rễ vùng Bình Thuận với mật số Tuyến Trùng 1250 con/ 5g rễ

 Bảng 2: Mật số Tuyến Trùng tại một số vườn thanh long vùng Long An

 Vườn                                                     Tình trạng                   Mật số (số con/100g đất         
Ấp Long Bình, Xã Long Trì,
Châu Thành, Long An
Một số nhánh vàng, teo tóp    240
11/4 ấp Long Bình, Long Trì,
 Châu Thành, Long An   
Nhánh nhỏ, móp, vàng 420
120/8 Ấp Phù Đúc, xã An Lục Long, Châu Thành, Long An    Nhánh bị khô 580
Ấp 8, xã Hiệp Thạnh,
huyện Châu Thành, Long An
Thối cành rải rác 460
Ấp 3, Hiệp Thạnh, Châu Thành Vàng nhánh, rễ hư 1060
 

 

                                                       Hình 5. Vườn thanh long vùng Long An bị héo khô cành, chết cây

                                                                               Hình 6. Rễ thanh long bị nhiễm tuyến trùng

                             Mẫu rễ Tân Hưng, Châu Thành, Long An với mật số Tuyến Trùng: 1250con/5g rễ

IV. Kết luận:

Từ kết quả khảo sát có thể xác định nguyên nhân chính do tuyến trùng gây hại và tạo cơ hội cho các nấm bệnh tấn công và thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh.

Kết quả khảo sát Tuyến Trùng gây bệnh trên cây thanh long của 50 mẫu đất tại Bình Thuận và Long An thấy rằng ở các vườn có biểu hiện rễ bị sưng u và thối đen, cành bị vàng khô và thối có tỷ lệ Tuyến Trùng khá cao trên 600-2000 con/100g đất và trên 1000 con/5g rễ (xác định bằng phương pháp Khay Whitehead). Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Điền Trang nhận định một trong các nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh khô cành, thối rễ trên cây thanh long là do Tuyến Trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematode). Trong đó có loài Heterodera spp.Meloidogyne spp. và một số loài khác.  Mật số Tuyến Trùng trong đất cao, chúng chích hút lấy dinh dưỡng, làm lớp biểu bì của bộ rễ bị tổn thương từ đó tạo ra cơ hội cho các nấm bệnh FusariumPhytophthora ….xâm nhập vào rễ cây một cách dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu Tuyến Trùng gây bệnh trên thanh long của các nước trên Thế Giới

Các nghiên cứu ở Đài Loan (Chen, D. Y. và Yen, J. H.2) cho rằng hiện tượng khô cành thối rễ trên thanh long ruột đỏ do các loài Tuyến Trùng ký sinh bao gồm Meloidogyne (M) incognitaM enterolobiiM javanicaM arenariaCactodera cactiHelicotylenchus dihysteraTylenchorhynchus annulatusT.zeaeT.leviterminalis

(Nguồn The Plant-Parasitic Nematode Diseases of Red Dragon Fruit and Its Control Strategies in Taiwan - Chen, D. Y.1,* and Yen, J. H.2).

Theo một nghiên cứu ở Comlombia (Óscar Adrián Guzmán-Piedrahita, 2012) cho rằng loài Helicotylenchus dihystera (12360 con/100g rễ và đất) và Meloidogyne (2742 con/ 100g rễ và đất) gây hại chính trên thanh long và một số loài Tuyến Trùng kí sinh thực vật khác. Helicotylenchus spp. là loài gây những thiệt hại nghiêm trong nhất qua biểu hiện bệnh như rễ bị uốn cong, các rễ bị sưng lên và làm hại những rễ xung quanh. Còn Meloidogyne spp. gây hại như tạo các vết nứt trên rễ do con cái gây ra. Cả hai loài trên đều gây biểu hiện chung trên cây như: cành bị khô, mềm và thối nhũn, cây không tăng trưởng và sản lượng thấp.

(Nguồn Identification of plant phytoparasite nematodes in yellow pittahaya (Selenicereus megalanthus Haw)).

Xem tiếp phần 2 & phần 3 của bài viết theo đường link bên dưới:

KS Nguyễn Thị Kim Duyên - Trung tâm công nghệ sinh học Điền Trang

 Trích nguồn : https://phanbondientrang.vn/cong-nghe/tuyen-trung-tren-thanh-long-p1-395.html

Facebook