Kỹ thuật

TUYẾN TRÙNG TRÊN THANH LONG - P3

C/ KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI

I. Đất trồng:

Xử lý đất trước khi canh tác và bón hữu cơ giúp ngăn ngừa sự phát triển bùng nổ mật số Tuyến Trùng

Tuyến Trùng ký sinh thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác, bao gồm một số loài nấm, loài Tuyến Trùng ăn tạp khác, vi sinh vật đất có lợi. Đặc biệt nhiều thiên địch ngày càng phong phú và hoạt động tốt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao. Bổ sung các chất hữu cơ vào đất để cân bằng pH của đất vì trứng Tuyến Trùng sẽ nở nhanh trong điều kiện đất acid, làm giảm tác động của Tuyến Trùng trên cây trồng đồng thời rất hữu ích để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất.

(Ferris et al. (2012), Ferris và Tuomisoto (2015). r

II. Nguồn giống:

Tuyến Trùng thường lây lan qua các khu vực mới từ đất và cây trồng đã bị nhiễm?. Cây giống cần loại bỏ các gốc rễ bị nhiễm để tránh sự gia tăng Tuyến Trùng và lây lan cho các cây trồng lân cận.Vì vậy cần mua cây giống từ các vườn ươm đáng tin cậy để tránh sự lây lan của Tuyến Trùng, tránh di chuyển cây trồng và đất từ những khu vực bị nhiễm qua những khu vực khác.

 III. Canh tác:

Đối với mẫu bệnh các vườn khi xử lý cắt bỏ cành nhiễm bệnh thì cần được đem đốt bỏ. Tránh đem bỏ những cây bệnh vào nguồn nước tưới.

Hạn chế nước tưới từ những cây bị nhiễm bệnh chảy truyền qua những khu vực khác. Tuyến Trùng có thể cư trú trên các dụng cụ và thiết bị vì vậy cần làm sạch dụng cụ kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Trồng các cây che phủ đất giúp chống xói mòn, chống ngập úng, giữ ẩm và cải thiện năng suất.

 IV. Kiểm soát hóa học:

Xử lý đất bằng các chất bảo vệ thực vật diệt nấm và Tuyến Trùng trước khi canh tác.

Khi có biểu hiện vườn bị nhiễm nặng cần xử lý các thuốc diệt Tuyến Trùng và nấm bệnh của các công ty có uy tín trước. Sau 10 – 15 ngày bón các loại phân men bổ sung vi sinh vật có ích cho đất và duy trì kiểm soát bằng biện pháp sinh học để ngăn ngừa.

 V. Kiểm soát sinh học:

Sử dụng các hoạt chất sinh học:

Sử dụng phương pháp sinh học để kiểm soát Tuyến Trùng hướng tới một nền nông nghiệp bền vững-xanh-sạch. Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Điền Trang nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất sinh học Azadirachtin có trong cây Neem Ấn Độ và các nấm kiểm soát Tuyến Trùng

Neem chứa hoạt chất Azadirachtin, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả kiểm soát Tuyến Trùng của Neem là trên 70% bởi một số cơ chế sau: làm trứng của Tuyến Trùng không nở được, con non khi tiếp xúc với Neem sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn, ức chế quá trình phát triển và gây loạn giới tính, con trưởng thành mất khả năng giao phối, ức chế khả năng đẻ trứng.

                                                   Hình 17. Các bộ phận của cây Neem

Để hiểu rõ hơn có thể tham khảo thêm đường link bên dưới:

https://www.phanbondientrang.vn/cong-nghe/neem-tuyen-trung-gay-hai-393.html

Sử dụng các nấm đối kháng để kiểm soát Tuyến Trùng

Nấm tấn công Tuyến Trùng sử dụng nhiều phương pháp để săn bắt con mồi của chúng, có thể tấn công từ bên ngoài hoặc từ bên trong Tuyến Trùng.  Tuyến Trùng sẽ bị mắc kẹt trong các cấu trúc bẫy của nấm và sẽ bị giết chết.

Nhóm Nấm bẫy Tuyến Trùng

Monacrosporium hình thành mạng lưới kết dính.

Hình 18. Monacrosporium bẫy Tuyến Trùng bằng mạng lưới.

Dactylella tạo thành vòng thắt Tuyến Trùng.

Hình 19. Datylella tạo vòng thắt giết chết Tuyến Trùng

 

Nấm ký sinh Tuyến Trùng

Harposporium Tuyến Trùngtrong quá trình ăn đã ăn phải bào tử nấm Harposporium. Bào tử bên trong cơ thể Tuyến Trùng sau đó nảy mầm và phát triển thành hệ khuẩn ty đầy bên trong, phá vỡ lớp biểu bì của Tuyến Trùng.

Hình 20. Harposporium ký sinh bên trong Tuyến Trùng

 

  Nấm ký sinh lên trứng Tuyến Trùng

 Paecilomyces lilacinus là một loại nấm có thể ký sinh lên trứng Tuyến Trùng. Khi bào tử nấm này tiếp xúc với Tuyến Trùng, các bào tử nảy mầm và các sợi nấm trực tiếp ký sinh trứng Tuyến Trùng, các ấu trùng và con trưởng thành. Trong thử nghiệm nhà kính, P.lilacinus làm giảm Tuyến Trùng 30% (Hashem và Abo-Elyousr 2011) và 67% trong một thử nghiệm đồng ruộng (Saha và Khan 2016).

                          Hình 21. Bào tử nấm Pacilomyces                     Hình 22. Pacilomyces ký sinh trứng Tuyến Trùng

VI.  Biểu hiện trên cây thanh long khi có Tuyến Trùng xâm nhập:

Tuyến Trùng, tùy thuộc vào loài và mật số Tuyến Trùng, tính nhạy cảm của cây, điều kiện môi trường. Nhiều cây có thể chịu được mức độ gây bệnh trung bình mà không bị ảnh hưởng đáng kể trong quá trình canh tác.

Các triệu chứng cần chú ý như thiếu sức sống, cành vàng, khô héo cho dù đất vẫn còn ẩm. Rễ bị gây nhiễm thường biến màu và hoại tử (màu đen) do Tuyến Trùng xâm nhập gây chết tế bào. Thêm vào đó tổn thương rễ tạo cơ hội cho nấm bệnh FusariumNeocystalium, Collectotrichum…. dễ dàng xâm nhập. Ở những cây bị nhiễm Tuyến Trùng nặng, hệ thống rễ bị tổn hại nghiêm trọng, không tìm thấy rễ con phát triển. Rễ bị cản trở nghiêm trọng trong chức năng hấp thu, vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi sống cây.

Khi cây trong vườn có biểu hiện bệnh, tăng trưởng kém dẫn đến năng suất thấp là do Tuyến Trùng phát triển mạnh, mật số quá ngưỡng. Tuy nhiên, để có thể xác định đúng nguyên nhân gây nhiễm có phải do Tuyến Trùng hay không cần khảo sát mẫu đất và rễ, kiểm nghiệm tại các phòng lab. Nếu không được điều trị và ngăn ngừa những mầm bệnh này sẽ ngày càng lan rộng

Hình 23. Biểu hiện cây và rễ Thanh Long bị Tuyến Trùng xâm nhập

VII.  Kết luận:

Qua khảo sát các mẫu bệnh vàng, khô cành và thối rễ trên thanh long tại Bình Thuận và Long An. Kết quả mật số Tuyến Trùng khá cao (trên 1000con/100g đất và 5g rễ). Một trong các nguyên nhân chính gây bệnh do Tuyến Trùng ký sinh thực vật (Plant Parasitic Nematodes).

Nếu đất có chứa một số lượng lớn trứng Tuyến Trùng, phần gốc thân gần bề mặt đất là nơi đầu tiên bị xâm nhập từ đó mô rễ sưng lên, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống rễ, cản trở sự phát triển và sinh sản của chồi trên mặt đất. Kích thước Tuyến Trùng cực kỳ nhỏ, bằng mắt thường không thấy được, triệu chứng biểu hiện bệnh trên cây chậm nên rất khó nhận biết trong thời gian đầu, đến khi mật số Tuyến Trùng nhiều thì nguy cơ bệnh phát triển rất nhanh. Do đó cần có giải pháp kiểm soát và phòng ngừa ngay từ đầu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Cần có biện pháp kiểm soát tổng hợp để ngăn ngừa sự gây nhiễm cho cây mới và bùng phát dịch bệnh cho cây trồng kinh doanh. Xử lý đất, bón hữu cơ, chọn giống không bị nhiễm bệnh và đặc biệt sử dụng các biện pháp canh tác sinh học để ngăn ngừa bệnh phát triển mạnh.

Kết hợp duy trì bổ sung chất hữu cơ và vi sinh vật đất có lợi như TrichodermaBacillusStreptomycesPacilomycesMonacrosporium,... và hoạt chất Azadirachtin trong cây Neem Ấn Độ có trong các sản phẩm Điền Trang Tricho Thanh LongĐiền Trang Tricho Nema và Điền Trang Neem.

Sử dụng biện pháp sinh học để kiểm soát Tuyến Trùng còn tránh được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho nhà vườn trồng và cả người sử dụng. Đồng thời sẽ thuận lợi cho các nhà vườn tăng cơ hội xuất khẩu thanh long sạch qua thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu, Nhật…

Tài liệu tham khảo

Lambert, K. and S. Bekal, Introduction to Plant-Parasitic Nematodes, 2002,

https://www.apsnet.org

Chen, D. Y.1,* and Yen, J. H.2, The Plant-Parasitic Nematode Diseases of Red Dragon Fruit and Its Control Strategies in Taiwan,

https://treefruit.wsu.edu/web-article/nematodes/

https://ipm.ucanr.edu/

https://www.ipm.msu.edu/uploads/files/fieldcrop_chapter8.pdf

https://www.researchgate.net/publication/262462675_IDENTIFICATION_OF_PLANT_PHYTOPARASITE_NEMATODES_IN

_YELLOW_PITAHAYA_Selenicereus_megalanthus_HAW

https://baomoi.com

https://www231.pair.com/fzwester/courses/204NEM/BFUNGI.htm

https://website.nbm-mnb.ca Fungal Parasites Of Animals

 

Các bài viết liên quan:

https://phanbondientrang.vn/cong-nghe/neem-tuyen-trung-gay-hai-393.html

https://phanbondientrang.vn/cong-nghe/tong-quan-ve-tuyen-trung-tren-thuc-vat-389.html

 

 

 KS Nguyễn Thị Kim Duyên - Trung tâm công nghệ sinh học Điền Trang

Facebook